Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Bạn làm gì khi bị xe khác cắt mặt?

Bị xe khác tạt đầu, cắt mặt, bám đuôi, chiếu pha... là chuyện không hiếm với nhiều tài xế. Cách phản ứng của mỗi người khác nhau. Không ít người "nóng mắt" không chịu được, có thể chửi bới, còi inh ỏi, vượt lên đáp trả, vậy là có xô xát, va chạm. Thậm chí có những trường hợp dẫn tới hậu quả đáng tiếc, thiệt hại cả xe và người. Nhưng có người có thể chỉ mắng thầm và cho qua.

Tài xế ôtô gắn camera hành trình trong video có lựa chọn của riêng mình. Tuy nhiên, chiếc bán tải lại gặp kết cục bất ngờ. Sự việc xảy ra tại Thái Lan, hồi tháng 5/5015 theo dữ liệu trên camera.

Mỹ Anh
Nguồn video: Facebook

Thiếu ý thức, vô văn hóa hay một bộ phận tài xế Việt ích kỷ?

Bản chất của vấn đề nằm ở luật giao thông đường bộ (GTĐB) của chúng ta có những quy định không giống ai. Việc phân chia tốc độ xe chạy ở nước ngoài theo làn đường (các loại phương tiện đều bình đẳng và chạy cùng tốc độ quy định trên một làn theo quy định). Làn thứ 3 trên cao tốc là làn vượt, cho phép chạy tốc độ không giới hạn.

Chính vì vậy mới có nhừng tài xế chạy xe nhường đường lịch sự văn minh ở nước ngoài. Còn ở ta, việc phân chia tốc độ xe chạy trên đường bình thường (đường trong đô thị và ngoài đô thị) là theo loại phương tiện (6 loại: xe thô sơ, xe máy, xe con, xe tải, xe khách, container). Chạy trên cao tốc thì 2 lane là như nhau từ 80-120 km/h (cụ thể cao tốc TP HCM - Long Thành Dầu Dây).

Điều này đã tạo ra cảnh xe sau bấm còi mà xe trước không nhường đường và xe sau phải chuyển làn để vượt phải, rồi 2 xe tải chạy song song làm nhiều xe nối đuôi nhau một đoạn dài mà không vượt được.

Tôi không nói những lái xe chạy trên cao tốc ở tốc độ dưới 80 km/h và không chịu nhường đường cho xe sau xin vượt, rõ ràng họ đã vi phạm quy định tốc độ tối thiểu trên cao tốc (đương nhiên họ cũng là người thiếu ý thức và không có văn hóa rồi).

Những lái xe chạy 80-81 km/h mà không nhường đường thử hỏi họ sai gì về luật? Hai xe tải chạy song song cùng tốc độ 80 km/h làm cho các xe khác không thể vượt cũng vậy, họ sai gì về luật?

Họ không sai về luật, tham chiếu nào gọi họ là không ý thức và vô văn hóa? Nếu muốn nhường đường thì họ cũng phải làm một loạt các động tác như bật xi-nhan, quan sát gương hậu, quan sát xem có xe đi trong điểm mù hay không mới từ từ đánh lái chuyển làn.

Nếu không có chế tài thì chẳng có gì bắt họ phải thực hiện việc này để được 2 chữ có văn hóa cả. Nếu muốn vượt lên để đi nhanh, sao xe phía sau không làm những động tác như họ để vượt đi, mà chỉ biết bấm còi rồi phán xét người khác là vô ý thức?.

Xin được nói rõ hơn về việc nhường đường trên cao tốc: Giả sử đang chạy trên xe gầm cao, ví dụ Innova chẳng hạn, vì nhiều lý do như xe cũ, chất lượng không cho phép chạy trên 100 km/h, kỹ năng lái còn chưa cứng. Xe phía sau cứ bấm còi xin vượt, buộc lòng phải bật xin nhanh, nhìn gương chiếu hậu, quan sát xem có xe nào ở làn bên cạnh ở trong điểm mù hay không.

Điều quan trọng là phải xác định xem, làn mình chuyển qua có xe nào đang chạy ở tốc độ 120 km/h. Việc này rất khó vì phải nhìn kính chiếu hậu để xem và ước lượng từ xa, khi đó mới từ từ đánh lái qua.

Vừa chuyển làn xong, lại có xe khác từ phía sau phi lên cũng còi xin vượt, bạn lại làm tất cả các động tác như trên để nhường cho họ vượt. Về lại làn cũ chưa yên lại có xe nữa bim còi. Chạy hết 55 km TP HCM - Long Thành, bạn cử đảo hết làn này qua làn khác để nhường đường như thế, khi đó thế nào?

Ở đây tôi nhận ra một điều là tất cả các xe chạy phía sau còi xin vượt họ khôn quá, đẩy tất cả những ức chế, rủi ro khi chuyển làn trên đường cho bạn. Phải chăng họ ích kỷ quá?

Họ chỉ nghĩ đến bản thân họ, thao tác ít, rủi ro cũng ít khi không phải chuyển làn mà lại được đi nhanh.

Cuối cùng Luật GTĐB lập ra để ràng buộc tất cả mọi người lái xe đều bình đẳng như nhau và di chuyển an toàn trên cao tốc. Đối với luật chỉ có hành vi đúng hoặc sai thôi.

Tóm lại, muốn người lái xe lịch sự, văn minh thì cần phải sửa lại quy định chạy xe trên cao tốc sao cho hợp lý nhất.

Huỳnh Phong

Bạn có hiểu bí ẩn về biển số xe ngoại giao tại Việt Nam?

1. Biển trắng có chữ NG đỏ cấp cho?

ban-co-hieu-bi-n-ve-bien-so-xe-ngoai-giao-tai-viet-nam

Cơ quan ngoại giao của Việt Nam

Cơ quan ngoại giao đặt tại Việt Nam

Cơ quan ngoại giao, lãnh sự, nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao

2. Biển số này mang ý nghĩa gì?

ban-co-hieu-bi-n-ve-bien-so-xe-ngoai-giao-tai-viet-nam-1

Biển số ngoại giao của Đại sứ hoặc Tổng lãnh sự

Biển số ngoại giao nhưng đã hết hạn sử dụng

Biển số ngoại giao dùng tạm

3. Biển trắng có chữ QT màu đỏ cấp cho?

ban-co-hieu-bi-n-ve-bien-so-xe-ngoai-giao-tai-viet-nam-2

Người nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị

Tổ chức quốc tế tại Việt Nam

Xe của Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế

4. Xe biển trắng chữ CV màu đen có dành cho ngoại giao?

ban-co-hieu-bi-n-ve-bien-so-xe-ngoai-giao-tai-viet-nam-3

Không, dành cho người Việt Nam phục vụ tại các tổ chức quốc tế

Có, dành cho nhân viên hành chính kỹ thuật ở cơ quan ngoại giao nước ngoài

5. Người mang quốc tịch Việt Nam có thể sở hữu biển số xe NN không?

ban-co-hieu-bi-n-ve-bien-so-xe-ngoai-giao-tai-viet-nam-4

Không

6. Biển số màu vàng, chữ đỏ cấp cho?

ban-co-hieu-bi-n-ve-bien-so-xe-ngoai-giao-tai-viet-nam-5

Quân đội

Khu kinh tế - thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế

Biên phòng

Xe Lào tại Việt Nam

Đức Huy

Đỗ xe nơi không có biển cấm có bị phạt?

Nếu được thì căn cứ vào quy định, điều luật nào? Nếu không thì khi bị CSTT, CSGT phạt thì tài xế phải làm sao.

Câu hỏi cần tư vấn gửi về ngocdiep@vnexpress.net hoặc xe@vnexpress.net

Độ Innova từ bản J lên bản E có thể đăng kiểm?

Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved

VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

16 tuổi được phép sử dụng Honda 67?

Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved

VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

Khi nào Honda PCX 2017 có tại Việt Nam?

Có thông tin Honda Việt Nam đã tung ra thị trường châu Âu mẫu PCX 2017, vậy khi nào bản 2017 có mặt tại Việt Nam?

>> Xem thêm: Bảng giá xe cập nhật tại Việt Nam

Câu hỏi cần tư vấn gửi về ngocdiep@vnexpress.net hoặc xe@vnexpress.net