Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Đường rộng không có vạch kẻ đường tính là mấy làn?

Dạo gần đây trên các diễn đàn về ôtô và luật giao thông đường bộ nóng lên chủ đề, đường không có vạch kẻ đường nhưng rộng đủ hai làn thì đi như thế nào?

duong-rong-khong-co-vach-ke-duong-tinh-la-may-lan

Hai xe trong khoanh đỏ bị bắt lỗi vượt phải. Ảnh: Quan Qúy Hồng.

Đây là trường hợp bạn Quan Quý Hồng chia sẻ, theo đó hai xe trong khoanh đỏ dễ dàng bị bắt lỗi vượt phải vì đường không có vạch kẻ nên chỉ tính là một làn. Nhưng thực tế, đây là loại đường đôi rộng thênh thang, thừa cho hai làn ôtô chạy thoải mái, nên thực tế nên coi là đường hai làn.

duong-rong-khong-co-vach-ke-duong-tinh-la-may-lan-1

Đường rộng nhưng không có vạch chia làn. Ảnh: Phạm Đức Long.

Đây là trường hợp mà bạn Phạm Đức Long chia sẻ. Vì không có vạch kẻ đường nên bạn không biết nếu chuyển sang phải chạy qua xe tải thì có bị tính là vượt phải hay không.

Lý do mà CSGT bắt vượt phải là vì theo định nghĩa trong quy chuẩn 41/2016, "làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn". Vì vậy, không có vạch kẻ tức là không được chia, do đó đường này chỉ tính là một làn.

Nhưng theo tôi như vậy là sai, vì theo Công ước Giao thông 1968 mà Việt Nam là một trong 73 nước tham gia, thì "làn đường là một phần của lòng đường được chia theo chiều dọc, có bề rộng đủ để phương tiện cơ giới không phải xe gắn máy chạy trên phần đường đó, bất kể có vạch kẻ đường hay không".

Theo định nghĩa của Công ước thì rõ ràng hai đường trên là đường hai làn, do đó việc chuyển sang làn phải để đi vượt qua xe khác không có gì là sai luật.

Công ước quốc tế thì to hơn quy chuẩn quốc gia, vậy theo các bạn, trong trường hợp này nên hiểu thế nào là đúng?

Độc giảNguyên Khoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét